Giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua, chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt.

Ôtô - Xe máy

» » Giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua, chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt.


Dân thậm chí không còn tiền để mua nữa
(LĐO) - Thứ sáu 26/04/2013 20:01
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 5,5% là “rất khó khăn”, trong khi khả năng lạm phát 6-7% là “rất dễ xảy ra”. Nhìn 2 chỉ tiêu biết ngay sức khỏe của nền kinh tế và trong khi doanh nghiệp thiếu vốn thì người dân chỉ thấy Ngân hàng Nhà nước chỉ lo bán vàng”- Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa, ông Lê Nam- phát biểu trong phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế sáng 26.4.2013.


Ngân hàng Nhà nước chỉ lo bán vàng
Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có khả năng gây lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô; trong khi đó, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chậm được triển khai; dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, việc xử lý nợ xấu còn chậm nên những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều.
Phát biểu có tính chất phân tích, nguyên Thống đốc NHNN - ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cho rằng nhìn nhận những “vấn đề rất mới”. “Vấn đề doanh nghiệp co hẹp sản xuất, phá sản thất nghiệp ngày càng tăng mà chưa có hướng vực dậy. Lòng tin của doanh nghiệp đối với kinh tế thị trường, điều hành, quản lý của ta có vấn đề. Tình trạng chán nản, buông xuôi, thúc thủ trong doanh nghiệp đã có biểu hiện, ý chí vươn lên rất hạn chế”.
Ông Kiêm nhìn nhận tình trạng này là do “những giải pháp Chính phủ đề ra đúng, trúng, kịp thời nhưng lại triển khai chậm, lối ra càng bàn lại càng khó khăn hơn”. Nguyên thống đốc lên tiếng cảnh báo về tình trạng nền kinh tế “từ 2010 đến nay thì ngày càng đi xuống”.
Có ít nhất 4 ý kiến nói về khó khăn của doanh nghiệp.
ĐBQH Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy nói, doanh nghiệp khó khăn do “chính sách chỉ bảo hộ ngân hàng chứ chưa bảo vệ doanh nghiệp”.
ĐBQH Bùi Đức Thụ thì đặt câu hỏi trước tình trạng “dư nợ huy động tăng, nhưng cho vay gần như không tăng”. “Tiền chảy đi đâu, có phải vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các ngân hàng lớn nên thà giữ tiền chứ không hạ lãi suất cho vay, vì như thế vẫn được lợi hơn?”- ông Thụ đặt câu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thậm chí thẳng thắn “Vốn cho doanh nghiệp thì bế tắc, cho vay gần như không tăng mà huy động vẫn tăng, vậy vốn đi đâu, hay lấy vốn của dân đi mua vàng?”.
Đỉnh điểm là phát biểu của ĐBQH Lê Nam khi ông phát biểu, trong khi “doanh nghiệp thiếu vốn” thì “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của Ngân hàng Nhà nước là lo bán vàng”. Ông kêu gọi: “Đừng cứu ngân hàng vì ông ấy đang SIDA rồi, nên lo bảo vệ lợi ích của dân”.
Dân không còn tiền để mua
Phần nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp cho rằng, việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh còn chậm trễ: “Có rất nhiều chủ trương, giải pháp, rất nhiều kế hoạch, nghị quyết nhưng dường như chúng ta chỉ dừng ở đó thôi. Còn triển khai thực tiễn đi vào cuộc sống thì nó xa xôi và vẫn là câu hỏi lớn. Ví dụ như bây giờ người dân và cán bộ ở cơ sở đều biết là các nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế như thế nào, doanh nghiệp nhà nước là ai, ngân hàng là ai, đầu tư thế nào nghị quyết nói rõ rồi, nhưng chưa thấy làm gì cả.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi sau phân tích tình hình bất cập về tiền lương, chính sách an  sinh  xã hội, đã đưa ra kiến nghị: Chính phủ cần xem xét lại hệ thống chính sách giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, 36 chương trình mục tiêu quốc gia hầu hết đổ vào nông thôn nhưng không biết triển khai thế nào, để làm gì… Theo đại  biểu, trái phiếu chính phủ đầu tư cho y tế 23.000 tỉ- chiếm 27% tổng trái phiếu chính phủ của cả nước, nhưng hầu hết đều để dở dang, đình hoãn do NQ 11. Nhiều bệnh viện xây xong không có tiền mua thiết  bị để hoạt động, trong khi 80% bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến gây quá tải bệnh viện TƯ.
“Chỉ số CPI không thể tăng được vì cung lớn hơn cầu, giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt”- ông Lợi nói.

Share

You may also like

Không có nhận xét nào

Leave a Reply

Thư giãn