Đôi điều về căn cứ hải quân của Mỹ trên Vịnh Guantanamo

Ôtô - Xe máy

» » Đôi điều về căn cứ hải quân của Mỹ trên Vịnh Guantanamo


Căn cứ Hải quân Mỹ ở Vịnh Guantanamo là căn cứ quân sự lâu đời nhất của Mỹ ở nước ngoài và là căn cứ duy nhất Mỹ đặt ở một nước xã hội chủ nghĩa.


Nằm ở góc đông nam quốc đảo Cuba, tại tỉnh Oriente, Căn cứ này có diện tích 117,6km2, nhưng chỉ có 49km2 là đất khô ráo, khoảng 38,8km2 trên biển và khoảng 29,8km2 đầm lầy. Căn cứ Guantanamo nằm cách bờ biển bang Miami của Mỹ khoảng 1.300km.
Guantanamo là một hải cảng nước sâu tự nhiên, có thể tiếp nhận tàu cỡ lớn. Người châu Âu đặt chân lên đây sớm nhất là Christopher Colombus (1451 – 1506). Ba thế kỷ sau, người Anh đổ bộ và xây dựng căn cứ tại Guantanamo, nhưng về sau, Guantanamo cùng toàn bộ quốc đảo Cuba trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha.


Căn cứ hải quân Mỹ Guantanamo, còn được gọi là là căn cứ Gitmo, nằm về phía cực Nam của Cuba đã được thành lập từ hơn một thế kỷ nay. Guantanamo là một tiền đồn cổ xưa nhất của Hải quân Mỹ ở ngoại quốc trên lãnh thổ của một quốc gia không quan hệ ngoại giao với Mỹ. Hơn một trăm năm trước, Mỹ thuê vùng đất này của Cuba làm căn cứ tiếp liệu cho hải quân. Một trăm năm sau, Chính phủ Cuba nhiều lần tuyên bố là thoả uớc thuê mướn căn cứ Gitmo không còn giá trị, nhưng phía Mỹ vẫn khăng khăng là vẫn còn có hiệu lực.


Năm 1898, trong cuộc chiến giữa Mỹ và Tây Ban Nha, hải quân Mỹ sau khi tấn công Santiago đã rút lui về lập căn cứ tiếp liệu tại Guantanamo là một khu vực rộng khoảng 116 km2 trên lãnh thổ Cuba.
Ngày 23/2/1903, nhà lãnh đạo đầu tiên của Cuba là Tomás Estrada Palma đã ký một thỏa ước với Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt cho Mỹ thuê vùng đất Guantanamo với giá tiền thuê mỗi năm là 2.000 USD trả bằng vàng ròng. Thời đó, trong các văn kiện chữ Guantanamo được viết tắt là GTMO và các binh sĩ Mỹ thường gọi ngắn hơn địa danh này là Gitmo. Đến năm 1934 thỏa ước này được cập nhật và tiền thuê được tăng lên 4.000 USD. Theo thỏa thuận, Mỹ được thuê vùng đất này vĩnh viễn ngoại trừ khi nào quân đội Mỹ rút đi hoặc là có sự đồng thuận của đôi bên.
Cuối năm 2008, tờ “Stars and Stripes” của quân đội Mỹ dẫn một tài liệu cho rằng từ năm 1959 đến nay, Chính phủ Cuba chỉ sử dụng có một lần số tiền thuê này.
Đến năm 1959, có sự thay đổi bang giao giữa Cuba và Mỹ nên Mỹ cấm không cho các binh sĩ đi vào lãnh thổ Cuba và Chủ tịch Fidel Castro không cho Mỹ thuê mướn thêm nhân công dân sự người Cuba làm việc cho căn cứ Guantanamo. Cuba cho thiết lập một bãi mìn khá lớn và trồng một rừng cây xương rồng dày đặc dọc theo biên giới căn cứ Guantanamo và lãnh thổ Cuba. Về phía Mỹ, thời Tổng thống Kennedy, quân đội đặt 75.000 quả mìn dọc theo bức tường xương rồng. Bãi mìn này đã được gỡ bỏ dưới thời Tổng thống Clinton và thay thế vào đó là dữ liệu thám thính báo động siêu kỹ thuật.


Guantanamo là một địa danh ít người biết tới trên thế giới và người Mỹ cũng không mấy chú ý đến căn cứ này. Tuy vậy, trại Gitmo là trại giam những người Haiti vượt biển sang xin tị nạn tại Mỹ trong hai thập niên trước đây nhưng không được Mỹ chấp nhận. Guantanamo chỉ được người Mỹ và thế giới biết đến nhiều kể từ khi chính phủ của Tổng thống Bush dùng nơi này giam các nghi phạm khủng bố trong cuộc chiến tại Trung Đông. Trại tù Guantanamo là khối u ung thư mà chính quyền của Tổng thống Bush chần chừ trong việc cắt bỏ. Vấn đề nan giải là vai trò hỗ trợ của trại tù Guantanamo khó có thể đánh giá một cách đầy đủ, trong khi tai tiếng mà trại tù gây ra lại quá nhiều. Những cáo buộc về tình trạng ngược đãi tù nhân tại đây và tại Iraq từng là một đòn nặng giáng vào uy tín của chính quyền Tổng thống Bush. Nhiều tổ chức phi chính phủ cho rằng hoạt động của trại tù Guantanamo đã vi phạm công ước Geneve về tù nhân.
Phần lớn những tù nhân bị giam giữ trong trại giam Guantanamo khắc nghiệt nhất nước Mỹ đều là những người bị tình nghi là thành viên của các tổ chức khủng bố Taliban và Al - Qaeda. Mục đích của trại tù Guantanamo cũng như một loạt các cơ quan khác ra đời sau sự kiện 11/9 là hỗ trợ cho cuộc chiến chống khủng bố mà Tổng thống George W.Bush khởi xướng. Từ đó đến nay, Guantanamo là nơi giam giữ hàng trăm nghi phạm bị bắt trong các chiến dịch của quân đội và tình báo Mỹ trên khắp thế giới. Đa số tù nhân đã bị giam nhiều năm nhưng vẫn không được đem ra xét xử và không có cơ hội tiếp cận với luật sư và bên ngoài.


Tình trạng giam giữ mà theo các tổ chức phi Chính phủ và các hội từ thiện phương Tây cho là tồi tệ đã dẫn tới nhiều vụ tuyệt thực và tự tử. Tháng 9 năm 2005, 131 tù nhân đã tuyệt thực tập thể trong nhiều ngày. Khi các bác sĩ nhận thấy sức khoẻ của họ bị suy kiệt trầm trọng thì nhân viên nhà tù áp dụng biện pháp “cưỡng bức” ăn uống, bằng cách trói các tù nhân vào ghế và nhét ống bơm thức ăn từ mũi đến dạ dày. Các tù nhân tuyệt thực được “cho ăn” bằng cách này trong suốt 10 tháng và không có ai bị chết.


Việc đóng cửa nhà tù Guantanamo cũng có thể gặp những trở ngại. Trước hết, việc phân tán mỏng các nghi phạm đến các nhà tù trong nội địa Mỹ có thể dẫn đến nguy cơ khủng bố tấn công vào nội địa Mỹ. Ngoài ra, một số nghi phạm có thể không muốn trở về nước vì ngại sẽ bị đem ra xét xử và giam cầm thêm một lần nữa. Việc nhờ các quốc gia khác nhận hộ các tù nhân lại có vẻ không được quốc tế ủng hộ nhiệt tình.
Nhà tù "chịu chơi" nhất thế giới
Lầu Năm Góc ước tính, họ phải chi 150 triệu USD mỗi năm để duy trì hoạt động của nhà tù và hệ thống tòa án quân sự tại căn cứ hải quân Mỹ ở Cuba, Guantanamo, được lập nên cách đây 11 năm để giam giữ nghi can khủng bố nước ngoài. Nhà tù giam giữ 166 tù nhân có mức chi phí hàng năm cho mỗi tội phạm lên tới 903.614 USD.


Theo các nhà phân tích, những nhà tù an ninh tốn kém nhất ở Mỹ cũng chỉ chi tối đa 60.000 – 70.000 USD cho mỗi tù nhân/năm. Chi phí trung bình của các nhà tù liên bang là 30.000 USD/tù nhân.
Mức chi phí quá cao là một trong những lý do Tổng thống Obama đưa ra trong nỗ lực đóng cửa nhà tù khét tiếng này. Ông Obama nói rằng nhà tù được lập nên dưới thời người tiền nhiệm George W. Bush, nó đã làm hoen ố danh tiếng của Mỹ. Việc chỉ trích chi phí ăn tiêu quá tốn kém của nhà tù Guantanamo có thể khiến nó bị “xóa sổ” trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang trải qua đợt cắt giảm chi tiêu.
Chi phí cho mỗi tù nhân ở Guantanamo cao hơn cả khoản chi 74.000 USD cho các chuyến công tác trong nước của Nhà Trắng trong 12 tuần. Nó cũng tương đương với khoản tiền cần để duy trì sân bay Arkansas (Mỹ) suốt 45 tháng.
Khoản tiền hơn 900.000 USD cho một tù nhân Guantanamo cũng tương đương với số tiền đủ cho gần 7 bang phục vụ bữa ăn miễn phí cho người nghèo.
Chi phí quá lớn để duy trì hệ thống nhà tù Guantanamo là do vị trí nhà tù nằm ở Cuba. Hơn nữa, mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba tương đối yếu nên thực phẩm, vật liệu xây dựng và các hàng hóa khác phải được chuyển từ nước ngoài vào.

Share

You may also like

Không có nhận xét nào

Leave a Reply

Thư giãn